Máy mài cầm tay là thiết bị không thể thiếu để hoàn thành được việc gia công những vật liệu như gỗ, đá, sắt, thép… Bạn đã biết cấu tạo máy mài cầm tay như thế nào? Nguyên lý hoạt động của chúng? Hãy đọc bài viết sau của Dụng Cụ Số để tìm hiểu ngay nhé!
Cấu tạo máy mài cầm tay
Bạn sử dụng máy mài cầm tay thường xuyên cho công việc nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi về các bộ phận cấu tạo của máy mài cầm tay đó hay chưa? Cấu tạo máy mài cầm tay gồm các bộ phận nào? Nếu là người thường xuyên trải qua sử dụng máy mài thì bạn cần phải nắm rõ được những kiến thức về nó để quá trình vận hành được diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Cấu tạo máy mài cầm tay chi tiết
Những loại máy mài cầm tay hiện nay thường được sử dụng với các chức năng để cắt, chà nhám, mài nhẵn, đánh bóng,.. Và nói chung cấu tạo máy mài cầm tay thì những bộ phận sẽ tương đối giống nhau. Để nắm rõ được cấu tạo chung của các bộ phận máy mài cầm tay, sau đây là các bộ phận của máy mài cầm tay:
Nút nguồn
Nút nguồn là một bộ phận cấu tạo rất quan trọng không thể thiếu của chiếc máy mài. Đa số các nhà sản xuất máy mài đều sẽ thiết kế nút nguồn theo một nguyên tắc giúp bạn có thể dùng ngón tay để nhấn vào khởi động máy và có thể nhả ra khi bạn muốn dừng sử dụng.
Tìm hiểu về cấu tạo của máy mài cầm tay
Ngoài ra, trên thị trường vẫn có rất nhiều mẫu máy mài cầm tay được thiết kế nút nguồn On/Off ở dạng đẩy trượt nhằm mục đích duy trì hoạt động của máy mài mà bạn không cần phải liên tục thực hiện nhấn vào nút nguồn.
Gợi ý thêm: Top 5 máy mài góc được ưa chuộng NHẤT hiện nay
Vành chắn máy mài góc
Đối với máy mài góc cầm tay thì bộ phận vành chắn là một trong những bộ phận cấu tạo của máy mài góc có chức năng giúp bảo vệ người sử dụng khỏi những mảnh vỡ cũng như bụi bị bắn ra ngoài ngay khi đang mài. Hơn nữa, bộ phận vành chắn bảo vệ này cũng có thể xoay chuyển rất dễ dàng giúp việc sử dụng máy mài làm việc của bạn trở nên dễ dàng và được an toàn hơn.
Mua máy mài cầm tay tại Dụng Cụ Số uy tín, chất lượng
Chú ý: Bạn tuyệt đối không nên chọn sử dụng máy mài cầm tay mà không có bộ phận vành chắn bảo vệ mặc dù cho vành chắn khi được tháo ra thì tầm quan sát của bạn sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn.
Chổi than
Một bộ phận nhỏ nhưng vô cùng quan trọng trong cấu tạo của chiếc máy mài cầm tay đó chính là chổi than không phải ai cũng biết. Bộ phận nhỏ này nằm tại bên ngoài mô tơ và sẽ hỗ trợ mô tơ làm việc được hiệu quả hơn.
Bản chất thì lõi quay Roto của chi tiết mô tơ cần phải được nối vào phần tĩnh Stato và để có thể thực hiện được điều này, một cuộn dây bằng đồng hay bằng thau được cố định cùng với trục lò xo và được ép bên trong chiếc chổi than nhằm dẫn và cung cấp điện năng. Sau một thời gian sử dụng hay lâu không sử dụng bạn cần nên kiểm tra lại chổi than vì khi chúng bị mòn đi sẽ làm cho máy mài bị ngừng hoạt động.
Cấu tạo máy mài cầm tay không phải ai cũng biết đến
Để thay mới chổi than cho chiếc máy mài cầm tay bạn chỉ cần tháo rời hai con ốc ở hai bên của thân máy ra rồi lắp chổi than mới vào và bắt lại ốc vít như cũ.
Các bộ phận khác
Ngoài ra, những bộ phận khác của máy mài cầm tay có thể kể tới như: Cờ lê hàm có chức năng cố định được hướng mài, đây cũng là bộ phận rất quan trọng của máy mài góc. Bên cạnh đó, mỗi chiếc máy mài góc đều sẽ có nút khóa trục cho phép người dùng khóa chặt các phụ kiện như đá mài hay đá cắt và lưỡi cắt sau khi gắn vào máy. Những sản phẩm máy mài thế hệ mới hiện nay được kể đến như máy mài cầm tay Keyang được trang bị kèm theo một bên tay cầm bên có thể dễ dàng tháo lắp dễ dàng.
Xem ngay: Súng siết bu lông: Tìm hiểu toàn bộ thông tin từ A đến Z
Nguyên lý hoạt động máy mài cầm tay
Máy mài góc có tác dụng để cắt, mài và chà nhám những loại vật liệu cứng với chế độ hoạt động theo một nguyên lý như sau: Khi nhấn công tắc để khởi động máy, ngay lập tức thì nguồn năng lượng điện sẽ được truyền tải tới roto và stato, làm roto quay sinh ra trường điện từ. Lúc này, các bánh răng xoắn đã được lắp tại đầu trục roto cũng sẽ quay theo, tác dụng lên bánh răng một lực đủ mạnh làm cho bộ phận trục máy và đá cắt được hoạt động.
Thông tin về cấu tạo của máy mài cầm tay mới nhất
Để đảm bảo an toàn khi thực hiện sử dụng, bạn nên dùng vành chắn bảo vệ để che chắn cho lưỡi mài.
Bảo quản máy mài đúng cách
Để đảm bảo việc máy mài được vận hành tốt, thì bên cạnh việc phải hiểu rõ về cấu tạo và cũng như hoạt động của máy ra, bạn cũng cần phải bảo quản máy đúng cách để có thể hạn chế những hư hỏng xảy ra khi trong quá trình sử dụng.
- Đặt máy tại nơi khô ráo và thoáng mát, không để máy mài ở dưới trời mưa và tránh xa những vật liệu dễ gây cháy nổ.
- Thường xuyên kiểm tra bộ hộp số, bôi mỡ và thay dầu nhớt cho hộp số nếu cảm thấy máy đang vận hành không được trơn tru.
Cần bảo quản máy mài hiệu quả không để hỏng hóc
- Kiểm tra chổi than và dây nối, xem xét bề mặt làm việc của bộ phận chổi than có tốt không và cần thay mới chổi than nếu chổi đã bị mòn.
Có thể bạn chưa biết: Top 5+ Máy cưa kiếm dùng pin tốt nhất
Bên trên là một vài thông tin về máy mài cầm tay của Dụng Cụ Số chia sẻ cho bạn. Để lựa chọn được những dụng cụ chính hãng và chất lượng, hay truy cập ngay vào website của Dụng Cụ Số để chọn cho mình sản phẩm chất lượng và uy tín nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TM DV HARO VIỆT NAM
Địa chỉ: 31A/10 Nguyễn Quý Yêm, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh
MST: 0317183190
Hotline/Zalo: 0901.689.338 - 0903.689.338
Email: sales.dungcuso@gmail.com