Cách sửa máy mài cầm tay như thế nào? Ngoài việc phải mang máy đến các trung tâm để bảo dưỡng, bảo hành thì bạn cũng có thể tự mình sửa chữa và khắc phục hư hỏng của máy mài cầm tay cực dễ dàng qua bài viết dưới đây của Dụng Cụ Số
Các lỗi thường gặp ở máy mài cầm tay
Máy mài bị nóng
Do bạn đã duy trì hoạt động máy quá lâu sẽ khiến máy bị quá tải, lúc này máy mài sẽ bắt đầu nóng lên. Cách tốt nhất đó là nên ngừng cho máy nghỉ khoảng 10 đến 15 phút trở lên. Có một số dòng máy mài cao cấp như máy mài Bosch sẽ được trang bị thêm tính năng tự ngắt nếu bị quá tải.
Các lỗi cơ bản của máy mài hay gặp
Đĩa mài bị mẻ vỡ
Nguyên nhân đầu tiên đó là do bạn đã sử dụng sai loại đĩa mài cùng với vật liệu gia công, hay cũng có thể do bạn đã có tác động 1 lực quá mạnh lên máy mài khi làm việc khiến chúng bị rạn và bị nứt, vỡ... Cũng có thể đến từ một vài các nguyên nhân khác như sử dụng đĩa mài chất lượng kém.
Máy hoạt động yếu không chạy
Nếu máy mài hoạt động yếu hay không chạy có thể là bạn đã không đấu dòng dây điện của máy mài vào thẳng trực tiếp của nguồn 220V, mà đã nối qua ổ cắm dây dẫn, điều này khiến dòng điện tải sẽ bị suy giảm và không chạy được.
Cách sửa máy mài cầm tay vô cùng chi tiết của Dụng Cụ Số
Có thể bạn chưa biết: Hướng dẫn sạc pin máy khoan an toàn hiệu quả
Máy mài phát ra tiếng ồn lớn
Đơn vị để đo độ ồn của các dòng thiết bị điện cầm tay được ký hiệu là dB, với mỗi dòng máy mài góc hoặc máy mài khuôn sẽ có các mức độ quy định riêng. Nếu bạn thấy máy mài của mình đang bị phát ra tiếng ồn lớn hơn so với bình thường thì có thể do bạn đã sử dụng máy bị quá tải hay có thể động cơ máy đã bị hỏng.
Khắc phục tình trạng máy mài cầm tay không chạy
Công tắc máy mài bị kẹt
Bộ phận công tắc của máy mài cầm tay bên trong được kéo dài bởi một mạch hệ thống, nếu công tắc của máy bên ngoài bị kẹt, có thể bên trong của bộ phận này bị bám bụi hay công tắc máy mài cầm tay đã bị hỏng. Lúc này bạn cần phải kiểm tra để sửa lỗi được đúng nhất.
Cách sửa máy mài cầm tay hiệu quả nhất
Cách thay công tắc máy mài
Nếu công tắc trượt không được nhạy và bị cứng, bạn có thể làm theo các bước như sau đây.
Bước 1: Dùng bút thử điện và nhấn mạnh vào khe ở bên dưới công tắc.
Bước 2: Tháo phần chi tiết tay cầm ra và dùng bút thử điện để cạy bộ phận công tắc phía dưới ra (bên trong máy). Bởi công tắc bị kẹt rất có thể do bụi bám nhiều ở bên trong đó. Cạy ra để cho bụi bẩn ra hết bên ngoài.
Cách sửa máy mài cầm tay tại nhà hiệu quả
Còn nếu lỗi do công tắc đã bị mòn và bị hỏng, cần phải thay công tắc mới. Để lấy được công tắc máy mài ra, bạn cần thao tác như hình dưới đây và lắp công tắc máy mài mới vào và thao tác ngược lại.
Tham khảo ngay: Tìm hiểu các loại máy cắt gọt kim loại tốt nhất hiện nay
Các bước thay công tắc của máy
Thay chổi than cho máy mài
Nếu kiểm tra thấy chổi than đang có dấu hiệu bị mòn nhiều, hay đã cạn hết, bạn cần phải thay mới.
Tùy vào các cấu tạo thiết kế của từng loại máy mài cầm tay mà chổi than sẽ được lấy ra tại các cách khác nhau, có máy thì bạn chỉ cần dùng tua vít để vặn mở các chốt trên thân máy là đã có thể tháo được chổi than cũ ra. Tuy nhiên có những máy lại cần phải mở tất cả toàn bộ khung thân (vỏ máy) thì mới tiếp cận được chổi than.
Để lắp được chổi than mới vào, bạn cần phải gắn phần than vào đúng vị trí ở trên máy mài của mình, sau đó thì gắn lưỡi gài dây đồng (dây truyền động chổi than) vào vị trí như hình dưới, nó có nhiệm vụ làm tản nhiệt cho chổi than.
Cách thay chổi than
Lưu ý: Khi bạn lắp than vào nhớ lắp đúng vị trí, phần dây truyền động hướng ra ngoài (dưới hình 2) để không bị vướng vào lò xo.
Thay nhông của máy mài
Nếu máy mài đang hoạt động rung, lắc mạnh và kêu to, hãy thử kiểm tra xem nhông của máy mài cầm tay có bị mòn hay bị khô dầu không, cần phải kiểm tra và xử lý ngay.
Thay nhông của máy mài cầm tay
Nhông máy mài nằm tại phần trục đầu máy mài cầm tay. Khi mua nhông máy mài, bạn cần chọn cho đúng loại nhông thích hợp với máy. Nếu hết mỡ hay ít thì bạn cần tra thêm đủ mỡ để cho máy được vận hành trơn tru và giảm sự ma sát.
Tìm hiểu thêm: Top 5 máy mài góc được ưa chuộng NHẤT hiện nay
Thay Rotor và Sator máy mài
Nếu máy không hoạt động được nữa thì có thể lỗi đến từ bộ phận rotor. Rotor máy mài thường được nằm trong khoang thân máy, bạn cần tiến hành mở ra như sau:
Bước 1: Bạn cần chuyển gioăng cao su từ rotor cũ sang rotor mới, còn nếu gioăng cao su đang có dấu hiệu rách và không thể sử dụng được nữa, cũng cần phải tiến hành thay mới luôn.
Lựa chọn máy mài cầm tay tại Dụng Cụ Số
Bước 2: Dùng cờ lê số 10 để cạy bánh răng ra. Sau đó dùng các dụng cụ để cạy thanh nhôm đang cố định ở trên rotor ra.
Bước 3: Tiến hành lắp ngược lại cùng với các thao tác trên cho bộ phận rotor mới. Đầu tiên dùng búa để đóng thanh nhôm vào trong rotor mới như hình bên dưới, cách này sẽ giúp cho lực đóng đều và thanh nhôm sẽ vào khớp với rotor mà không làm hư hại đến các chi tiết xung quanh của máy mài.
Thay rotor cho máy mài
Còn Sator của máy mài rất khó bị hỏng, nhưng nếu bộ phận sator bị hỏng, thì cũng cần phải thay thế stator mới.
Sator có những jack cắm nối với nguồn của máy, khi tháo cần phải đánh dấu để nhận biết được vị trí ban đầu của nó, tránh khi lắp lại bị đấu nhầm vị trí cắm.
Sau đó dùng tua vít để mở sator cũ ra khỏi máy rồi thực hiện lắp stator mới vào theo trình tự ngược lại của các thao tác tháo sator cũ.
Bên trên là các cách sửa máy mài cầm tay đơn giản tại nhà mà không phải ai cũng biết. Hi vọng qua bài viết trên bạn đã nắm bắt được các lỗi và cách sửa chữa chúng được hiệu quả nhất. Để mua các dòng máy mài cầm tay uy tín và chất lượng hay liên hệ ngay tới Dụng Cụ Số để lựa chọn cho bản thân những sản phẩm tốt nhất nhé!
CÔNG TY TNHH TM DV HARO VIỆT NAM
Địa chỉ: 31A/10 Nguyễn Quý Yêm, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh
MST: 0317183190
Hotline/Zalo: 0901.689.338 - 0903.689.338
Email: sales.dungcuso@gmail.com